Dành cho Giáo viên

Username:

 
Password:  
 
Những bài hát về thầy cô

 
THƯ VIỆN

Chủ điểm tháng 12 ' Hướng về cội nguồn'

 KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12

     Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!

    Chào tất cả các em học sinh thân mến!
 
       Một tháng trôi qua thật là nhanh, chúng ta lại được gặp nhau trong buổi giới thiệu sách của tháng. Trong buổi giới thiệu sách tháng trước, chúng ta đã được đến với cuốn sách: “ Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An” do nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Đến với buổi giới thiệu sách nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 theo chủ điểm tháng 12 là tháng “ Hướng về cội nguồn ” tôi xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh cuốn sách: “ Dấu chân người lính ” của Nguyễn Minh Châu.
 
“ Theo bước chân anh, em tiến bước
Vì một mùa xuân của non sông ”
 
      Đây là lí tưởng cao đẹp của tất thảy các bạn trẻ Việt Nam, chính lí tưởng này đã hướng họ đến những hành động thiết thực tạo nên những điều kỳ diệu trong trang sử nước nhà. Và đây cũng chính là nguồn cảm hứng lớn lao cho bao thế hệ nhà văn, nhà thơ tạo nên những tác phẩm để đời cho văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm đó là tác phẩm “ Dấu chân người lính ” của Nguyễn Minh Châu.
Cùng với một số tác phẩm khác như: “ Sống như anh ” của Trần Đình Vân, “ Hòn đất ” của Anh Đức, “ Người mẹ cầm súng ” của Nguyễn Đình Thi, “ Rừng xà nu ” của Nguyên Ngọc…. một thời đã trở thành những cuốn sách gối đầu của thế hệ trẻ bạn đọc Việt Nam. Đây là cuốn tiểu thuyết đánh dấu bước tiến mới của Nguyễn Minh Châu trong lĩnh vực tiểu thuyết. Tác phẩm đã được ông khởi thảo năm 1969, và ngay sau đó được đăng trên tạp chí văn nghệ Quân đội ngay lập tức đã có tiếng vang và được nhiều lời khen ngợi. “ Dấu chân người lính ”gồm có 3 phần:
   Phần 1: Hành quân
   Phần 2: Chiến dịch bao vây
   Phần 3: Đất giải phóng
 
   Đến với “ Dấu chân người lính ”, Nguyễn Minh Châu đã dựng lên những khung cảnh rộng lớn và hào hùng của hành trình “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ” của các binh đoàn chủ lực, rồi những chiến dịch “ Khe Sanh – Tà Cơn ” long trời lở đất với những trận đánh ác liệt trên vùng đất Quảng Trị - địa đầu giới tuyến. Cùng với việc tái hiện bối cảnh và không khí lịch sử ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tập khắc họa người lính cách mạng với hàng chục nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau. Đến với quân đội từ những vùng miền khác nhau nhưng họ đều mang những phẩm chất chung là lòng yêu nước và họ trở thành những đồng chí của nhau một cách bình thường, giản dị mà cao quý:
“ Anh với tôi đôi người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí! ”
( Đồng chí – Chính Hữu )
 
     Tiểu thuyết “ Dấu chân người lính ”xoay quanh chủ đề chính là kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm có 4 nhân vật chính là Khuê, chính ủy Kinh, Nhẫn và Lượng. Bốn nhân vật, bốn hoàn cảnh, bốn tính cách nhưng đều có điểm chung họ là những con người tràn trề nhiệt huyết cách mạng, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. Và họ cũng chính là những con người có lý tưởng vẹn toàn.
Bên cạnh đó còn có nhân vật Lữ - 1 chàng trai có tâm hồn nghệ sĩ yêu những cái đẹp nhỏ bé, thích làm thơ ca, đọc tiểu thuyết nhưng đã ý thức được “ vận mệnh dân tộc ” nên đã gác lại cái con người tri thức để trở thành người lính dũng cảm, hi sinh vì Tổ Quốc.
 
      Đọc “ Dấu chân người lính ” có lẽ vì thế mà truyền cho thế hệ trẻ ngọn lửa hun hút, rạo rực vì đất nước. Trong thời đại CNH – HĐH đất nước  như hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển thì học sinh – tuổi trẻ Việt Nam đã sớm có rất nhiều người quên lãng hoặc là không biết, hoặc là thơ ơ trước những tác phẩm văn chương. Đây là lí do vì sao mà hôm nay chúng ta ngồi lại với nhau đây tìm lại những tác phẩm văn học truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho tuổi trẻ vì ngày mai tươi sáng của đất nước Việt Nam.
 
   “ Dấu chân người lính ”khép lại, hy vọng sẽ mở ra trong tim các em học sinh – tuổi trẻ tương lai đất nước một niêm tin yêu – 1 lí tưởng sống tốt đẹp: Học tập vì ngày mai của non sông.
Sách hiện có tại thư viện với số đăng ký từ 719 – 721, xin mời quý thầy, cô cùng các em đến thư viện tìm đọc để hiểu thêm cuộc sống của những người lính./.                          
      Ngô Thị Huyền Trang

 

Tin mới nhất

Trang sau  

 
?
       
 

TR??NG TRUNG H?C C? S? CAO TH?NG

[??u trang ▲]  
  ??a ch?: 59 Mai H?c ??, Qu?n S?n Trà, Thành ph? ?à N?ng
Tel: (84) 0511 3946100; Fax: (84) 0511.3831212
Ban biên t?p: leanhdongpnt@gmail.com ; Website: www.thcs-caothang-danang.edu.vn
 
Truy c?p: 310