Dành cho Giáo viên

Username:

 
Password:  
 
Những bài hát về thầy cô

 
THƯ VIỆN

Chủ điểm tháng 11 'Tôn sư trọng đạo'

 GIỚI THIỆU SÁCH NHÂN KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20- 11

 
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh thân mến !
 
“ Đã hơn 600 năm thế hệ người Thầy mẫu mực của mọi thời đai Vạn thế sư biểu Chu Văn An – Người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời, người ta vẫn nhắc đến ông bằng niềm tôn kính và sự trìu mến quen thuộc bằng tên đường, tên trường, tên phố phường, tên địa danh, tên di tích lịch sử, tên đền chùa… bởi cả cuộc đời của ông là sự cống hiến “ làm thầy giỏi  của một thời đại, để đạt tới thầy giỏi của muôn đời ”.
Hôm nay nhân dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20-11 , tôi xin giới thiệu với các thầy cô và các em cuốn sách kể về người thầy mẫu mực của muôn đời thế hệ người Việt Nam ta đó là cuốn sách “ Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An ”.
Chu Văn An (1292 - 1370) còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì), Hà Nội.
  Nét nổi bật hơn cả ở con người Chu Văn An đó là một người thầy mẫu mực trong lịch sử đất nước ta. Từ trước đời Trần, có biết bao nhiêu người thầy với những cống hiến lớn lao, và các triều đại về sau lại càng nhiều những bậc tôn sư đạo cao đức trọng, thế nhưng không ai có thể so sánh được với Chu Văn An. Người thầy này có nhiều điều đáng quý:
Ông đã dạy các lứa học trò từ bậc cao nhất cho đến lớp học trò bình thường ở nông thôn. Ông là thầy (Tư phó) ở Trường Quốc Tử Giám dạy con em các vua quan, Ông đã mở một trường tư nhỏ tại huyện Thanh Đàm, lấy tên là Trường Huỳnh Cung (làng Cung Huỳnh, cạnh làng Văn, huyện trên, nơi Chu Văn An làm nhà đọc sách). Tuy trường nhỏ nhưng đã thu nạp hàng ngàn môn sinh đến chật cửa. Chính từ trường Huỳnh Cung này mà Chu Văn An nức tiếng, được Vua mời về Quốc Tử Giám.
Nội dung dạy học của ông ngày nay không còn được biết đến một cách đầy đủ, nhưng chắc chắn ông đã nỗ lực giảng giải học thuyết kinh điển của Nho gia, tạo điều kiện cho lý thuyết Khổng – Mạnh dần dần chiếm thế độc tôn. Ta biết rằng, dưới thời Lý cũng như thời Trần, đạo Phật là Quốc giáo. Nhiều vị vua đi sâu vào Phật học và có những lý thuyết riêng cho Phật giáo Việt Nam, dân chúng cũng rất mộ Phật. Để làm cho Nho học có một vị trí lớn trong giáo dục thời bấy giờ không phải là điều đơn giản, nhưng Chu Văn An đã làm được điều này, khiến cho mọi tầng lớp Vua quan sùng Nho về sau đều biết ơn ông. Ta không thấy ông trực tiếp bài bác Phật giáo, nhưng các học trò được ông dạy dỗ, khi ra làm quan lại phê phán đạo Phật. Bởi vì bài Phật để tôn Nho là theo đúng phương hướng, ý chí người thầy của họ.
Về phương pháp dạy học, Chu Văn An có một phong cách đặc biệt hấp dẫn, khiến cho mọi người đều phải kính nể, tôn phục. Tài liệu xưa còn ghi lại, ông rất nghiêm nghị và gương mẫu. Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm ông vẫn phải khép nép giữ gìn, và sau khi có điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Sự nghiêm minh này càng khiến ông được học trò kính mến hơn.
Có giai thoại kể rằng, ông có người học trò vốn là Thủy thần, đã biến hình để xin được vào trường học. Câu chuyện khó tin, nhưng lại khẳng định: Cái đức và cái tài của Chu Văn An khiến quỷ thần cũng phải tìm đến để xin thụ giáo. Hơn ai hết, chỉ riêng Chu Văn An mới có được câu chuyện về đạo đức siêu trần này. Phải như thế mới hiểu được vì sao mà chung quanh thầy giáo Chu Văn An người đời đã thêu dệt nhiều truyện hoang đường kỳ dị.
Sinh thời, Chu Văn An luôn luôn được dân chúng ca ngợi về phẩm chất thanh cao tuyệt vời của ông. Ông được tôn là Vạn thế sư biểu, nghĩa là người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời. Sau khi ông qua đời, triều đình đã đưa ông vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc Thánh hiền ngày xưa. Người dân vùng quê Thanh Đàm thờ ông làm Thành hoàng và gọi là đức Thánh Chu. Việt Nam có những thánh võ như Thánh Gióng, Thánh Trần, thì cũng phải có cả Thánh văn. Thánh văn là nhà giáo, là thầy Chu Văn An. Những di tích trong nước có liên quan đến ông đều gắn với uy danh người thầy giáo: Đền Thanh Liệt, Đền Huỳnh Cung, Đền Văn Điển, Đền Phượng Sơn, Mả Thuồng Luồng, Đầm Mực, Linh Đàm, v.v… Sau khi dành chính quyền từ tay thưc dân Pháp, ngôi trường do Pháp xây dựng ở Hà Nội có tên “Trường trung học bảo hộ” mà người dân gọi nôm na là trường Bưởi được đổi tên thành trường Chu Văn An, đã có biết bao lớp học sinh thành đạt là cán bộ trung ương, nhà khoa học nổi tiếng. Ngày nay có nhiều trường đươc mang tên Chu Văn An… Vị trí của ông trong lịch sử giáo dục Việt Nam hoàn toàn được khẳng định.
Tấm gương người Thầy thanh cao, mẫu mực chở bao thế hệ qua sông làm giàu có nền  văn hiến của một dân tộc, đáng được tôn vinh đến muôn đời. Sự liêm khiết, chính trực và công tâm của Thầy giáo Chu Văn An cũng nhắc nhở những thế hệ nhà giáo luôn vì sự tiến bộ của giáo dục, sự nâng cao dân trí mà không ngừng phấn đấu để làm phong phú và dồi dào nguồn nguyên khí quốc gia. Không phải chỉ 6 thế kỷ qua, mà hàng thiên niên kỷ sau có lẽ người ta vẫn không thôi nhớ đến vị Thánh văn suốt đời chở đạo này bởi những công lao và tiếng thơm về ông đã khắc sâu trong tâm tưởng mỗi người con dân Việt từ thủa ấu thơ.Tất cả những nội dung trên đều đươc kể lại trong cuốn “ Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An”
Xin mời các thầy cô và các em tìm đọc cuốn” Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An” của tác giả Đinh Mạnh Thoại do nhà xuất bản trẻ phát hành để hiểu rõ thêm về người thầy đáng kính của dân tộc ta. Đây là cuốn sách mà tôi xin giới thiệu đến quý thầy, cô giáo cùng các em học sinh nhân kỉ niệm 32 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, sách hiện có tại thư viện với số đăng ký cá biệt từ  711 – 715. Tôi hi vọng sau buổi giới thiệu sách hôm nay quý thầy, cô cùng các em sẽ đến Thư viện nhiều hơn./.
            Ngô Thị Huyền Trang

 

Tin mới nhất

Trang sau  

 
?
       
 

TR??NG TRUNG H?C C? S? CAO TH?NG

[??u trang ▲]  
  ??a ch?: 59 Mai H?c ??, Qu?n S?n Trà, Thành ph? ?à N?ng
Tel: (84) 0511 3946100; Fax: (84) 0511.3831212
Ban biên t?p: leanhdongpnt@gmail.com ; Website: www.thcs-caothang-danang.edu.vn
 
Truy c?p: 647